您现在的位置是:NEWS > Thế giới
Nhận định, soi kèo Al
NEWS2025-04-05 08:31:57【Thế giới】7人已围观
简介 Hồng Quân - 02/04/2025 17:52 Nhận định bóng đ #2#2、、
很赞哦!(2975)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Spartanii Selemet vs Ungheni, 20h00 ngày 3/4: Khó cho chủ nhà
- Trao 53 triệu đồng tới gia đình chị Lê Thị Hằng
- Video Hải Phòng 3
- Sinh viên chế tạo xe ô tô hoàn toàn từ rác thải, vận tốc tới 220 km/h
- Nhận định, soi kèo Urawa Reds vs Shimizu S
- Tin chuyển nhượng MU 28
- Người thầy được ngợi ca 'các ông khác không thể so sánh được'
- Bị ung thư mang tai, cháu bé 10 tuổi tuyệt vọng cầu cứu
- Siêu máy tính dự đoán Brighton vs Aston Villa, 01h45 ngày 3/4
- Chelsea vượt mặt MU giành chữ ký Joao Felix
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo APOEL vs AEK Larnaca, 23h30 ngày 2/4: Khách sa sút
Canada cập nhật khuyến cáo về du lịch với công dân vào 3/12, ngay sau khi Tổng thống Hàn Quốc tuyên bố thiết quân luật. Người dân được thông báo nếu đã đến Hàn cần thận trọng, tránh biểu tình, tụ tập đông người cũng như cần theo dõi các phương tiện truyền thông, cập nhật thông tin và tuân thủ hướng dẫn của chính quyền sở tại.
Canada không thay đổi mức độ đánh giá rủi ro khi du lịch Hàn Quốc nhưng khuyến cáo người dân vẫn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa an ninh.
">Nhiều nước kêu gọi công dân thận trọng khi du lịch Hàn Quốc
Bầu không khí trong đợt tập trung của đội tuyển Pháp ngột ngạt đến mức Kylian Mbappenghĩ rằng không gì có thể khiến mọi chuyện tồi tệ hơn, khi chối tham gia buổi chụp hình dự kiến giữa đội tuyển và các nhà tài trợ.
Mbappe cáo buộc riêng rằng các nhãn quảng cáo mới trên áo đấu Pháp vi phạm nguyên tắc sống lành mạnh của anh, hoặc trùng lặp với các thương hiệu đã trả tiền cho anh.
Mbappe chống lại FFF Hai tháng trước World Cup tại Qatar, thái độ của tiền đạo PSG không chỉ khiến LĐBĐ Pháp (FFF) khủng hoảng. Nó còn đẩy cao sự bất an trong trong phòng thay đồ do sự vắng mặt của Paul Pogba và N'Golo Kante, những thủ lĩnh tinh thần của chức vô địch thế giới 2018.
Kỳ vọng Tchouameni
Mọi thứ có vẻ tồi tệ với Pháp đến mức sự xuất hiện của Aurelien Tchouameni, người rất nổi bật trong vai trò thay thế Casemiro ở Real Madrid, trở thành tín hiệu để hy vọng.
Pháp hiện đứng cuối bảng A UEFA Nations League, không thắng nổitrận nào sau 4 lượt đấu tính đến thời điểm hiện tại.
"Les Bleus" lần lượt tiếp đón Áo tại Stade de France (1h45 ngày 23/9) và làm khách trên sân Đan Mạch vào Chủ nhật tới. Những cuộc hẹn cuối cùng trước thềm World Cup buộc Pháp phải chiến thắng để tránh xuống hạng trong bối cảnh rất nhiều rắc rối xuất hiện.
Kante chấn thương và Pogba phẫu thuật, hàng tiền vệ vốn là đầu tàu cho hành trình chinh phục World Cup 2018, cần được tái thiết toàn diện. Để đạt được điều này, HLV Didier Deschamps trông chờ vào Tchouameni.
"Aurelien đóng góp rất nhiều trong đội", Deschamps ca ngợi. "Ngay cả khi bạn sử dụng Tchouameni trong vai trò phòng ngự, cậu ấy có kỹ thuật để hỗ trợ rất nhiều cho hàng công. Cậu ấy rất toàn diện".
Deschamps nhấn mạnh: "Tchouameni còn trẻ nhưng đã khẳng định được mình. Không có kinh nghiệm như Pogba hay Kante, nhưng cậu ấy có tiềm năng. Ngoài ra, trong đầu Aurelien đã có sự trưởng thành".
Pháp vắng rất nhiều thủ lĩnh vì chấn thương. Pogba và Kante mang lại sự nhất quán cho đội hình kể từ kỳ World Cup tại Nga, cũng như khoảng thời gian sau đó. Dưới ảnh hưởng của họ, tất cả mọi người đều nâng chất lượng bản thân.
Nếu không có họ, Pháp suy yếu rất nhiều. Kante liên tục tái phát chấn thương trong thời gian gần đây. Pogba bị gãy sụn chêm và phải phẫu thuật, đồng thời bị anh trai cùng nhóm tội phạm có súng tống tiền.
Cả hai tiền vệ, những người có kỹ thuật định vị và tổ chức thế trận xuất sắc, sẽ không thể đến World Cup 2022 trong tình trạng sung mãn (nếu họ bình phục). Quyền lãnh đạo đội bóng giàu tiềm lực bậc nhất châu Âu được trao vào tay chàng trai 22 tuổi.
Tchouameni là hy vọng của Pháp Tchouameni có đôi chân rất khỏe, đặc biệt là chạy dài, nhãn quan tốt với trái bóng, nhưng không phải lúc nào cũng nhanh chóng đưa ra quyết định trước áp lực.
Ngôi sao của Real Madrid mới chỉ có 2 trận đấu Champions League (không tính vòng sơ loại) và những lần xuất hiện trong đội tuyển Pháp luôn có sự bảo vệ của những người lớn tuổi. Tuy nhiên, xét về dàn nội thất hiện tại (Camavinga, Guendouzi, Veretout và Fofana), anh được Deschamps sử dụng nhiều nhất.
Tchouameni là một thủ lĩnh trong đội hình mới của Pháp, với 7 cầu thủ khởi đầu sự nghiệp chuyên nghiệp sau World Cup 2018 (ngoài Tchouameni còn có Eduardo Camavinga, Benoit Badiashile, William Saliba, Youssouf Fofana, Randal Kolo Muani và Adrien Truffert).
Sự ngột ngạt ở đội tuyển Pháp
"Aurelien buộc các cựu binh không được nghỉ ngơi trên vòng nguyệt quế của họ", Deschamps tuyên bố hồi tháng Ba, khi ông nghĩ về cuộc cạnh tranh nội bộ lành mạnh trên đường đến Qatar.
Những lời của Deschamps vang vọng trong khoảng không 6 tháng sau đó.
Không có sự cạnh tranh nội bộ như Deschamps mong chờ; hàng công thiếu chiều sâu khi Karim Benzema vắng mặt; không có các cựu binh, trong khi Mbappe ngày càng thể hiện cái tôi và kém đồng cảm hơn, đội tuyển Phápbị phân tâm bởi các cuộc tranh luận xung quanh ngôi sao của PSG.
Deschamps đau đầu trước World Cup Xung đột trở nên căng thẳng khi Amelie Oudea-Castera, Bộ trưởng Bộ Thể thao, kêu gọi quan chức FFF điều chỉnh các điều khoản quảng cáo để ngồi lại với Mbappe.
Tiền đạo 23 tuổi, sau rất nhiều rắc rối ở PSG, được Bộ trưởng Oudea-Castera ưu ái cho quyền phủ quyết việc ký hợp đồng quảng cáo.
Sau cuộc gặp với bộ trưởng hôm thứ Hai, Philippe Diallo, phó chủ tịch FFF, phải xuống nước. "Bà ấy muốn chúng tôi tham gia vào một cuộc đối thoại mang tính xây dựng với các cầu thủ nhằm tìm ra giải pháp, để quá trình chuẩn bị cho World Cup diễn ra trong không khí êm đềm, thuận lợi cho việc thi đấu thể thao tốt của toàn đội".
Tinh thần của đội tuyển Pháp là vấn đề tất cả cùng quan tâm. Từ trung tâm Clairefontaine, mọi người lắng nghe bà Oudea-Castera, nhưng không có hy vọng. "Các cầu thủ không còn đủ sức để chiến đấu nữa", một nhân viên FFF nói.
Đội tuyển Pháp đang đầy bi quan và Deschamps chỉ biết trông đợi vào Tchouameni.
">Pháp ngột ngạt vì Mbappe, Deschamps chờ Tchouameni
Năm 2020 là một năm học mà có lẽ, chưa khi nào thầy trò ít “chạm mặt” nhau như thế.
Bước ngoặt bất ngờ của những người thầy
Khi Hà Nội xuất hiện ca dương tính với Covid-19 vào ngày 6/3, là ca thứ 17 ở Việt Nam, thì tới ngày 8/3, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội ra thông báo tiếp tục tổ chức dạy và học theo kế hoạch, nhưng tận dụng tối đa hình thức học online từ xa.
Là giảng viên trẻ của Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông, thầy Nguyễn Hồng Phương (Bộ môn Hệ thống Thông tin) đăng ký 100% tiết dạy của mình dưới dạng online. Dù có lợi thế nhưng ở những giờ giảng đầu, thầy Phương không tránh khỏi lạ lẫm.
Thầy giáo Nguyễn Hồng Phương, Giảng viên Bộ môn Hệ thống Thông tin, khi dạy online “Dạy trên lớp, tôi phải lên bục giảng bài. Khi có điều gì thắc mắc, sinh viên sẽ được mời đứng dậy phát biểu. Nhưng với tiết học online, sinh viên sẽ trực tiếp nhập câu hỏi vào hệ thống để tôi trả lời. Đôi khi cùng lúc, giáo viên có thể nhận được rất nhiều câu hỏi” - thầy Phương kể.
Tuy rằng không có sự tương tác ngay tức thời như cách dạy truyền thống, nhưng theo thầy Phương, dạy online cũng có nhiều điều tích cực…
Trong khi đó, thầy Nguyễn Văn Lực (57 tuổi) là giáo viên dạy môn Lịch sử và Giáo dục công dân ở Trường THCS Diên Khánh, Khánh Hòa. Với 34 năm công tác, thầy Lực đã chứng kiến nhiều sự thay đổi của ngành để phát triển cùng xu thế của thế giới, của thời đại.
Khi dịch Covid-19 đến bất ngờ và diễn biến rất phức tạp, học sinh phải ở nhà vì dịch bệnh thì với thầy Lực, việc dạy trực tuyến là khó khăn, trở ngại lớn bởi đã gần tuổi hưu.
Để chuẩn bị cho tiết dạy trực tuyến đầu tiên, thầy đã phải mất hai ngày. Để tiết dạy “có hồn”, thầy phải tập dượt cho nhịp nhàng, ăn khớp từng lời nói với slide PowerPoint. Sau nhiều lần làm đi làm lại, thầy mới chính thức ghi âm ghi hình, tạo video gửi cho bộ phận chuyên môn duyệt để đưa lên trang web của trường...
Tuy nhiên, tiết dạy đầu thầy vẫn chưa thực sự vừa ý khi giọng còn bị cứng. Đến tiết thứ hai, để cho sinh động, thầy đã thay đổi tư thế giảng bài. Không còn ngồi dạy nữa, tiết này thầy đứng lên, đi qua đi lại, huơ tay như đứng trước lớp nên giọng nói trở nên tự nhiên...
“Rồi tôi cũng quen dần và nghĩ rằng việc triển khai dạy học trực tuyến đã giúp cho tôi có thêm kỹ năng sư phạm về phương pháp giảng dạy này. Ban đầu dù có những khó khăn, bỡ ngỡ nhất định nhưng tôi cùng với bao thầy cô phải cố gắng để thực hiện trách nhiệm truyền thụ kiến thức cho học sinh, như Bác Hồ đã căn dặn: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt - học tốt” – thầy Lực nói.
Khi người thầy 'chuyển mình' mạnh mẽ
Thầy Lực, thầy Phương cũng như hàng triệu thầy cô giáo khác đã phải tập thích nghi, và thích nghi được, với những biến chuyển mạnh mẽ của nghề nghiệp.
60 năm đã trôi qua kể từ ngày còn là cậu học trò, và cũng ngần đấy năm tiếp tục gắn bó với giáo dục, NGƯT Nguyễn Tùng Lâm - người đồng sáng lập trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) – cho rằng ngày nay, khi công nghệ phát triển vượt trội và học sinh có thể tự học, thì giáo viên lúc này không còn là người độc quyền truyền đạt kiến thức cho học sinh. Họ chỉ là một trong những kênh để cung cấp tri thức cho người học.
“Xã hội thay đổi, người thầy cũng không thể đứng yên. Do đó, giáo viên cũng phải tự cập nhật, đóng vai trò định hướng học trò tìm tòi, khám phá và vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Người thầy thay vì thể hiện thế “quyền uy ghê gớm” lại trở thành người đồng hành, sẻ chia, thông cảm, khích lệ và luôn tạo điều kiện cho học trò phát triển” – thầy Lâm nhận định.
Công nghệ đã hỗ trợ rất nhiều để giáo viên thực hiện được những tiết học sinh động, lôi cuốn Đồng quan điểm với thầy Lâm, TS Trương Đình Thăng – Hiệu trưởng Trường CĐ Sư phạm Quảng Trị - cũng nhìn nhận vai trò của người thầy bây giờ đã thay đổi. Anh Thăng là tiến sĩ tốt nghiệp từ New Zealand và hiện là thành viên Hội đồng khoa học liên ngành Tâm lý học – Giáo dục học của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (Nafosted), nghiên cứu viên của Trung tâm nghiên cứu Châu Á – Thái Bình Dương về Lãnh đạo (trực thuộc Trường ĐH Sư phạm Hongkong).
Mới 45 tuổi mà đôi khi, tôi đã cảm thấy mình bị đứng lại đằng sau” – TS Thăng chia sẻ.
“Lượng kiến thức trong thời đại công nghệ thông tin quá lớn. Học trò bây giờ rất giỏi, có thể nói tới những điều mà người thầy không biết chứ không phải chờ thầy nói thì trò mới được mở mang. Học trò có thể học bất cứ ở nơi nào, bất cứ nơi đâu trong thời đại công nghệ số.
Vì vậy, thầy giỏi bây giờ là người hướng dẫn và truyền động lực, đam mê cho học sinh chứ không chỉ là truyền dạy kiến thức”.
Còn thầy Vũ Văn Cát, giáo viên môn Vật lý của Trường THPT Kinh Môn 2 (huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương), chia sẻ điều khác biệt dễ nhận thấy nhất là tri thức khoa học của người thầy phải hoàn thiện, phong phú, sâu sắc hơn. Thầy Cát hiện 51 tuổi, dù là giáo viên phổ thông ở huyện, nhưng với niềm đam mê khoa học, thầy đã có 2 bài báo được công bố trên tạp chí quốc tế và đang làm nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
“Ngày xưa giáo viên chủ yếu giảng “chay”, nhưng bây giờ, nếu cứ như vậy thì coi như không hiệu quả và không đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Chính sự phát triển của xã hội, yêu cầu người thầy phải tự bồi đắp, nâng cao kiến thức, kỹ năng của mình” - thầy Cát nói.
Và theo thầy Cát, học sinh hiện nay đã thay đổi so với các thế hệ trước đây rất nhiều. Do đó, giờ đây, mỗi giáo viên không chỉ là người dạy học tốt mà còn phải là một nhà giáo dục tốt.
“Giáo viên không nên ngại chuyện trở thành bạn của học sinh. Nếu người giáo viên có kiến thức, có phương pháp sư phạm tốt, hiểu về tâm sinh lý của trẻ để ứng xử, phục vụ trong dạy học đạt được hiệu quả thì tôi nghĩ, vị thế của người thầy không những không bị hạ thấp mà còn được nâng lên rất cao trong mắt học trò và cả xã hội” - thầy Cát chia sẻ.
Trong thời đại chuyển đổi số, người giáo viên cũng phải trang bị cho mình những hành trang gồm kiến thức, kỹ năng về khoa học kỹ thuật và công nghệ. Đặc biệt, giáo viên cần trang bị các kỹ thuật hỗ trợ giảng dạy.
“Đó cũng là một trong những “vũ khí lợi hại” của ngành giáo dục hiện nay và mang đến hiệu quả rất lớn khi có thể làm cho bài giảng sống động, hấp dẫn hơn rất nhiều, giúp thu hút được học sinh hơn” – thầy Cát khẳng định.
Nghĩa thầy trò vẫn là căn cốt
Gần 80 tuổi, NGƯT Nguyễn Tùng Lâm nhìn nhận sự khác biệt lớn nhất giữa người thầy xưa và nay chính là quan niệm xã hội về người thầy.
“Thời của chúng tôi, người thầy có quyền uy ghê gớm. Trò rất sợ nhưng cũng hết sức kính trọng thầy.
Những người thầy của tôi khi đó dù chưa có nhiều phương pháp hiện đại, họ chỉ dạy bằng cái tâm, nhưng thế hệ học trò chúng tôi vẫn rất khâm phục vì các thầy đều rất giỏi. Tôi được học NGƯT Nguyễn Duy Phúc – một người dạy Văn rất nổi tiếng hay thầy Trần Sĩ Tâm – người dạy rất giỏi môn Lý… Đó đều là thầy cô tận tụy, công tâm. Các thầy, các cô luôn coi chúng tôi như con em mình” – thầy Lâm nhớ lại.
“Mọi thứ của người thầy đều được xem là chuẩn mực và thầy giữ thế “độc tôn”, là thần tượng để học trò hướng tới”.
Dù thời gian có đổi thay thì tình cảm, nghĩa thầy trò vẫn là căn cốt Dù có những khác biệt ở vai trò của người thầy song tựu trung lại, theo thầy Vũ Văn Cát, vẫn có điểm chung mà qua thời gian vẫn không thay đổi.
“Những phẩm chất cao đẹp của người thầy ngày xưa vẫn rất quan trọng và cần thiết, vẫn rất phù hợp với các giáo viên ngày nay dù đi qua năm tháng, thậm chí cả trong tương lai.
Dù thời gian, công nghệ hay bất cứ thứ gì khác thay đổi nhưng tình cảm, nghĩa thầy trò tôi nghĩ vẫn là cái cốt. Đạo đức, cái tâm của người thầy đối với các học trò vẫn là thứ luôn được trân quý, tôn vinh”.
Quan điểm của thầy giáo Cát cũng là sự nhìn nhận của PGS Phạm Quốc Thành, Phó Trưởng khoa Khoa học Chính trị, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội.
“Cùng với hiếu học, trọng chữ, trọng sự học thì tôn sư trọng đạo là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam, mang trị nhân văn sâu sắc. Truyền thống đó ngày càng được phát huy, cho dù có muôn vàn sự đổi thay trong xã hội” – thầy Thành khẳng định.
Thầy Thành cho rằng xã hội ngày càng phát triển thì việc học ngày càng quan trọng. Cùng với sự chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực thì với giáo dục, dù phương thức, phương pháp dạy và học có nhiều biến đổi, vị trí người thầy lại càng đóng vai trò thiết yếu.
“Học sinh, sinh viên, người đi học và xã hội luôn tôn kính những người thầy giỏi về chuyên môn, đẹp về nhân cách, trách nhiệm và tận tình với học trò. Điều này đòi hỏi người thầy phải luôn luôn cố gắng, phấn đấu là tấm gương cho học trò noi theo”.
Ngân Anh – Thanh Hùng – Thúy Nga
Tiến sĩ du học nước ngoài về làm hiệu trưởng ngôi trường 'dưới đáy'
Với bản lý lịch khoa học khá ấn tượng, TS Trương Đình Thăng khiến nhiều người ngỡ ngàng khi biết nơi công tác của anh hiện nay là Trường CĐ Sư phạm Quảng Trị.
">Nhân ngày 20/11, nhìn lại vai trò của người thầy
Nhận định, soi kèo Petrocub Hincesti vs Milsami, 22h00 ngày 3/4: Đánh mất lợi thế
Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch vừa thông báo xét tuyển bổ sung 30 chỉ tiêu cho hai ngành Khúc xạ nhãn khoa và Y tế công cộng.
Trong đó, ngành Khúc xạ nhãn khoa tuyển 10 chỉ tiêu, nhận hồ sơ từ 21,15 điểm trở lên, áp dụng cho thí sinh có hộ khẩu ngoài TP.HCM.
Ngành Y tế công cộng xét bổ sung 20 chỉ tiêu, nhận hồ sơ từ 19 điểm trở lên, áp dụng cho thí sinh có hộ khẩu ngoài TP.HCM.
Cả 2 ngành đều sử dụng tổ hợp xét tuyển B00 (Toán, Hóa, Sinh). Thí sinh có tổng điểm 3 môn này (gồm điểm ưu tiên nếu có) bằng điểm trúng tuyển đợt 1 được quyền đăng ký xét tuyển.
Thí sinh có hộ khẩu ở TP.HCM vẫn được quyền đăng ký xét tuyển, nếu trúng tuyển sẽ áp dụng mã ngành toàn quốc trong quá trình học.
Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch quy định trong trường hợp đồng điểm, trường xét tiêu chí phụ theo thứ tự ưu tiên gồm: điểm thi tốt nghiệp THPT môn Ngoại ngữ trong kỳ thi; điểm trung bình chung lớp 12; điểm thi tốt nghiệp môn Ngữ văn.
Ngành khúc xạ nhãn khoa chỉ xét thí sinh có điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh đạt từ 7.0 trở lên.
Thí sinh nộp hồ sơ trực tiếp tại Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch từ ngày 26-28/10. Nhà trường công bố trúng tuyển vào 30/10; nhập học từ 3-4/11.
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cũng tuyển bổ sung 223 chỉ tiêu cho hai ngành Sư phạm Tiếng Nga và Sư phạm Địa lý - Lịch sử.
Trong đó, ngành Sư phạm Tiếng Nga tuyển 180 chỉ tiêu, nhận hồ sơ xét tuyển từ 19,25 điểm trở lên.
Các tổ hợp xét tuyển là D02 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga); D80 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga); D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh); D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh).
Ngành Sư phạm Địa lý - Lịch sử tuyển 43 chỉ tiêu, nhận hồ sơ xét tuyển từ 19 điểm trở lên.
Các tổ hợp xét tuyển gồm C01 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý); C19 (Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân); C20 (Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân).
Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển đến hết ngày 30/10/2020.
Lê Huyền
Gần 50% số trường, ngành học xét tuyển bổ sung
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, hiện cả nước có gần 50% trường/ngành chưa tuyển đủ chỉ tiêu. Do đó, thí sinh cần tìm hiểu, tính toán, cân nhắc thật kỹ trước khi nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng bổ sung.
">Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch và Trường Sư phạm TP.HCM phải tuyển bổ sung
Son gây thất vọng khi tịt ngòi ở mùa giải này Phong độ tệ hại ấy kém xa so với mùa giải trước, khi Son Heung-min đoạt Chiếc giày vàng Ngoại hạng Anh, với 28 pha lập công cho Tottenham cũng như tuyển Hàn Quốc.
Hồi tháng 3 vừa qua, trong một cuộc phỏng vấn, Antonio Conte thừa nhận, họa điên mới gạt Son Heung-min ra khỏi đội hình chính vì tiền đạo này giữ vai trò cực kỳ quan trọng.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của Dejan Kulusevski và đặc biệt là tân binh trị giá 60 triệu bảng Richarlison giúp Conte có thêm nhiều lựa chọn, không còn quá phụ thuộc vào cặp đôi Son - Kane.
Trước cuộc đụng độ Sporting Lisbon tại Champions League, HLV Conte dần thay đổi quan điểm về vị trí của Son Heung-min, vốn không thể đụng đến trước kia.
"Tôi nghĩ nếu cố gắng xây dựng một thứ gì đó quan trọng với tham vọng, sự cạnh tranh, chiến đấu để giành chiến thắng, bạn cần thay đổi thói quen cũ.
HLV Conte trả lời phỏng vấn trước cuộc đấu Sporting Vì lý do này, tất cả cầu thủ phải chấp nhận chính sách xoay vòng, đặc biệt trên hàng công, trong tay tôi đang sở hữu 4 cái tên hàng đầu.
Đối với cá nhân tôi, giờ rất khó để loại một trong bốn tiền đạo ra khỏi đội hình xuất phát, nhưng bản thân cần đưa ra quyết định tốt nhất cho đội bóng.
Đôi lúc sẽ tốt cho cầu thủ nếu được nghỉ ngơi và không đá chính từ đầu. Họ có thể chơi 20 hoặc 30 phút rồi sẵn sàng cho trận đấu kế tiếp.
HLV muốn làm cho mọi cầu thủ vui vẻ, hài lòng. Thế nhưng, các CLB lớn sở hữu đội hình mạnh và có chiều sâu. Hiện tại, Tottenham đang có nguồn lực nhân sự tốt hơn nên chúng tôi sẽ đi theo con đường mới" - Conte chia sẻ.
">Conte cảnh báo loại Son Heung
- Hiện tại vợ tôi đang trong thời gian chờ lãnh bảo hiểm xã hội, sau khi đã lãnh hoàn tất bảo hiểm thất nghiệp.
TIN BÀI KHÁC
Giận chồng, con gái tôi uống thuốc tự vẫn">Thắc mắc chuyện bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian chờ